Có nên sử dụng đường ăn kiêng cho bé bị thừa cân béo phì?

Đường ăn kiêng thường được sử dụng cho người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, ở trẻ em, phụ huynh cần cẩn trọng khi sử dụng đường ăn kiêng hay chất tạo ngọt nhân tạo.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người lớn và trẻ em ăn quá mức đường cần thiết rất phổ biến trên thế giới. Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, đường chiếm 17% calo trong chế độ ăn của trẻ em ở đường, trong đó, 50% đến từ đồ uống có đường.

Chính vì thế, năm 2015, WHO khuyến cáo tất cả người dân trên toàn cầu, bất kể độ tuổi, nên ăn lượng đường ít hơn 10% tổng calo hàng ngày. Ở những quốc gia có tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì cao như Vương Quốc Anh, Dịch vụ Y tế Công cộng khuyến cáo trẻ không nên ăn đường quá 5% tổng calo một ngày.

Trẻ đang ăn quá nhiều đường mà không hay
Hiện nay, có 2 loại đường chính. Một là đường xác định được hay đường tự nhiên, thường được tìm thấy trong mật ong, trái cây, rau, một số loại ngũ cốc cũng như lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Loại thứ hai là đường tự do, gồm tất cả monosaccharid và disaccharid được thêm vào thực phẩm như kẹo, kem, nước uống của nhà sản xuất, nấu ăn.

Ăn quá nhiều đường đồng nghĩa nạp calo (năng lượng) dư thừa vào cơ thể. Khi không tiêu thụ hết, calo này tích lũy dưới dạng chất béo. Theo tạp chí BBC Food Magazine, nếu ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nạp thừa đường, các năng lượng này tích tụ dần theo thời gian, đến tuổi vị thành niên, trưởng thành, nguy cơ thừa cân, béo phì rất cao. Ngoài việc gây tăng cân, đường cũng có thể dẫn tới sâu răng, gặp vấn đề về gan, tim mạch, mất ngủ, nguy cơ tiểu đường type II, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Chỉ một lon nước ngọt có thể đẩy khiến trẻ vượt quá mức khuyến cáo 10% đường một ngày.

 

duong an kieng cho be anh 1

Món ăn chứa nhiều đường như kem, nước ngọt… thường được trẻ yêu thích nên ăn quá mức cho phép. Ảnh: Stocky.
Từ khi chào đời, trẻ đã thích vị ngọt, ví dụ trẻ sơ sinh thích uống nước đường, mật ong. Trẻ em cũng thích thức ăn có đậm độ năng lượng. Điều đó vô tình khiến lượng đường nạp vào cơ thể nhiều hơn mức cần thiết mà phụ huynh không hề hay biết.

Thực phẩm nhiều đường thường ít vitamin, khoáng chất, chất xơ, khiến trẻ thiếu những vi chất quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *